Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Những lo lắng khi đến tháng

Cứ mỗi khi "đến tháng" thì các chị em phụ nữ lại có những cảm giác mệt mỏi, đau mỏi... gây ảnh hưởng không ít nhiều đến tâm lý và sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên có những vấn đề các chị em cần phải lưu ý đến tình trạng sức khoẻ của mình trong những ngày này.

1. Lượng máu ra bao nhiêu là bình thường?

Thực tế, lượng máu kinh ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có người ra liên tục trong vài ngày thì sạch, số khác ra “điềm đạm” hơn, thời gian cũng kéo dài hơn. Điều bạn cần lưu ý không phải mức độ ra mỗi ngày mà là tổng lượng ra trong suốt kì đèn đỏ. Một đợt “đèn đỏ” kéo dài từ 3-7 ngày được xem là bình thường.

Khi nào cần giúp đỡ?

Những dấu hiệu sau cho thấy bạn chảy máu nhiều hơn mức bình thường:

- Lượng máu ra thấm đẫm băng vệ sinh sau 1 giờ.

- “Bị” quá 7 ngày.

Ra máu nhiều hoặc thời gian “bị” kéo dài thường do mất cân bằng tạm thời về hormone, song cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như u xơ, ung thư màng trong dạ con hay mang thai ngoài tử cung.

2. Hiện tượng ra những cục máu lớn có nguy hiểm không?

Những “cục máu” mà bạn thấy là một phần bình thường của kinh nguyệt, chúng thường xuất hiện vào những ngày máu ra nhiều nhất. Thông thường, cơ thể bạn sản sinh ra chất chống đông để máu kinh không vón cục, nhưng trong những ngày ra nhiều, máu kinh bị tống khứ rất nhanh, ngăn chất chống đông phát huy hiệu quả.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn thấy máu kinh vón cục quá nhiều và xuất hiện cả những cục máu rất lớn, hãy đến bác sĩ kiểm tra nhé. Đó có thể là dấu hiệu xảy thai hoặc u xơ.

3. Cảm giác khó chịu trong phạm vi nào được xem là bình thường?

Một số cô gái may mắn trải qua kì đèn đỏ mà không đau đớn gì, nhưng hầu hết phụ nữ sẽ nếm trải vài cung bậc khó chịu đó những cơn dau bung kinh, thong kinh. Tin tốt là hầu hết cảm giác khó chịu sẽ biến mất khi bạn ở tuổi 25 trở ra, sau khi đã sinh con lần thứ nhất.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn, hãy đi khám để loại trừ các khả năng viêm màng trong dạ con, viêm tấy xương chậu, u nang buồng trứng hay u xơ tử cung.

4. Máu không phải lúc nào cũng đỏ, có sao không?

Chẳng sao cả, thực tế máu kinh không phải lúc nào cũng đỏ. Càng đến những ngày cuối lượng máu càng ít đi và bị oxi hóa dẫn đến chuyển màu nâu. Không việc gì phải lo lắng.

5. Đến hẹn không thấy lên

Nếu bạn có hoạt động tình dục, việc chậm kinh có thể là một dấu hiệu cho thấy đã mang thai. Khi đã loại trừ khả năng này, còn một số nguyên nhân khác: Rối loạn nội tiết, stress hoặc thay đổi chế độ ăn (ăn kiêng, thiếu chất) cũng dẫn đến rối loạn chu kì.

Khi nào cần giúp đỡ?

Nếu bạn mất kinh 3 kì liên tiếp và đã ngoại trừ nguyên nhân có thai.

6. Vòng kinh không đều

Vòng kinh không đều xảy ra hầu hết ở 5 năm đầu khi bạn bước vào dậy thì và ở giai đoạn tiền mãn kinh, nguyên nhân thường do rối loạn nội tiết. Đối với bạn gái tuổi thanh niên, vòng kinh thường khá đều, điều ngược lại xảy ra khi bạn bị stress, đang dùng thuốc chữa bệnh, có điều lo lắng, dinh dưỡng kém hoặc tập thể dục quá sức.

Khi nào cần giúp đỡ?

Khi vòng kinh không đều khiến bạn gặp khó khăn trong việc tính thời gian thụ thai để sinh em bé có khả năng dẫn đến vô sinh và chua vo sinh.

7. Ra máu giữa kì có đáng ngại?

Với một số phụ nữ, ra chút máu giữa kì kinh không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai hay uống thuốc tránh thai cũng có thể ra máu giữa kì. Nếu bạn vẫn ra máu bất thường sau 3 chu kì liên tiếp sử dụng thuốc tránh thai, nên đến gặp bác sĩ để thay thuốc với hàm lượng progesterone/ estrogen cao hơn.

Khi nào cần giúp đỡ?

Ra máu giữa kì là hiện tượng hiếm gặp với đa số phụ nữ song vẫn có thể xảy ra. Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến, song vì đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

8. Tại sao hay bị đi ngoài trong kì kinh?

Vì chu kì kinh nguyệt có ảnh hưởng đến nhu động ruột. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 1/3 phụ nữ gặp rối loạn tiêu hóa trong kì kinh nguyệt, đa số đi ngoài lỏng một vài ngày đầu kì kinh. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ, song thủ phạm có thể là sự lên xuống bất thường của progesterone.
(sưu tầm)

Những bất thường kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên

Ở mốc thời gian nào, cha mẹ cũng luôn bên con, lo lắng cho con....Nhưng đặc biệt, thời điểm phát triển tâm, sinh lý, mà người ta vẫn gọi là “tuổi dậy thì” là thời điểm cực kỳ quan trọng mà cha, mẹ cần quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn. Ở bé gái, biểu hiện thường gặp là có hành kinh. Khi bắt đầu có kinh, chứng tỏ con đã “lớn” và phát triển sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà lơ là với những hiện tượng bất thường như: hành kinh muộn, rong kinh, vô kinh, thong kinh... vì đây là nguyên nhân ẩn chứa nhiều bệnh tật.

1. Hành kinh muộn
Tuổi có kinh bình thường: từ 13 đến 15 tuổi (có trường hợp bé gái có hành kinh từ tuổi 12)
Tuổi có kinh muộn: những trường hợp trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu. 
Nguyên nhân:
- Do buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn.
- Do cơ thể thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh tật.
Điều trị:
- Trong độ tuổi từ 13 đến 15, nếu thấy con vẫn chưa có kinh, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con để con phát triển toàn diện về thể chất (con quá gầy yếu).
- 18 tuổi nếu con vẫn chưa có kinh, cần đưa con đi khám tại các chuyên khoa y tế xem nguyên nhân do đâu để có hướng điều trị phù hợp. 

2. Rong kinh 
Thời gian kinh nguyệt của người bình thường: từ 3 đến 5 ngày.
Thời gian kinh nguyệt bất bình thường (rong kinh): kéo dài trên 7 ngày
Triệu chứng:
- Hành kinh ra nhiều.
- Da xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi.
Điều trị:
- Thời gian kinh nguyệt, hạn chế làm những việc nặng, đặc biệt mang vác, xách nặng….để tránh rong kinh.
-  Tránh suy nghĩ nhiều, vì stress cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng kinh trong thời gian kinh nguyệt.
Nguy cơ do rong kinh 
- Ra huyết kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm đường sinh dục.
- Viêm nhiễm lan tỏa lên hai vòi trứng, làm hẹp hoặc tắc hai vòi trứng, gây chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.
- Rong kinh cũng có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng) - một nguyên nhân gây vô sinh.
Lưu ý: Rong kinh rất dễ dẫn đến vô sinh, vì vậy, cần điều trị sớm căn bệnh này và chua vo sinh

3. Vô kinh 
Con gái quá 18 tuổi mà vẫn chưa có hành kinh gọi là vô kinh.
 Nguyên nhân:
- Do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi tuyến yên và buồng trứng với biểu hiện: vú bé, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ.
- Do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
- Do sự bất thường ở bộ phận sinh dục (không phát triển một phần hoặc hoàn toàn).
- Cơ quan sinh dục không phát triển hoàn toàn (không có tử cung hoặc buồng trứng), bệnh nhân sẽ thực sự bị vô kinh. 
Điều trị:
Tất cả các trường hợp vô kinh đều phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa y tế.

4. Bế kinh
Nguyên nhân
- Do cơ quan sinh dục không phát triển một phần.
- Bệnh nhân vẫn có hành kinh nhưng huyết dịch bị ứ lại, không chảy ra ngoài và gọi là bế kinh. 
Các triệu chứng bế kinh
- Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân bị đau bụng vùng dưới, dau bung kinh đều đặn hằng tháng, mỗi lần 3-4 ngày, sau đó trở lại bình thường.
- Những tháng sau, đau tăng hơn trước 5-6 lần, sau đó xuất hiện một khối trên xương mu khiến bệnh nhân đau đớn quằn quại.
- Bệnh nhân thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi vén 2 môi bé sẽ thấy màng trinh bị huyết kinh làm giãn căng và có màu tím.

Các trường hợp bế kinh và cách điều trị

Bế kinh do màng trinh không thủng
Cách điều trị:
Rạch thủng màng trinh thì huyết kinh sẽ thoát ra ngoài.

Bế kinh do khiếm khuyết ở âm đạo
Do âm đạo có vách ngăn ngang hoặc không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.
Cách điều trị:
Cắt vách ngăn hoặc mổ tạo hình phần âm đạo không phát triển.

Bế kinh do không có âm đạo
Do hệ thống sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng mà không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung. 
Cách điều trị:
Những trường hợp bế kinh do không có âm đạo rất khó điều trị, phải phẫu thuật tạo hình âm đạo.
Nguy cơ từ bế kinh
- Huyết kinh không thoát ra được sẽ làm căng phồng tử cung rồi tràn lên vòi trứng, gây căng giãn.
- Lâu ngày, niêm mạc ở 2 cơ quan này bị phá hủy, vòi trứng có thể vỡ ra do căng giãn quá mức, khiến bệnh nhân không thể có thai.
- Ngoài ra, sự ứ đọng huyết kinh còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm tử cung, vòi trứng sau đó vỡ ra gây viêm ổ bụng.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Thực đơn dành cho kinh nguyệt không đều

Mỗi khi đến thời kỳ kinh nguyệt thì mỗi chị em phụ nữ lại có những cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người. kinh nguyet khong deu là hiện tượng sinh lý mà hầu như 1 phần không nhỏ các chị em phụ nữ mắc phải. Nếu để tình trạng lâu dài thì sẽ dẫn đến khả năng thụ thai thấp và cần phải chua vo sinh. Chính vì thế cần có những chế độ ăn uống hợp lý hạn chế tình trạng này.

Bài 1: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường, lượng huyết ít, chất huyết loãng, nhợt; người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, … do cơ thể khí huyết còn non yếu. Hoàng kỳ 20g, đương quy 15g, kê huyết đằng 12g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. Chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.


Bài 2: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều: Ích mẫu thảo 30g, hương phụ (củ gấu) 20g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được, chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.


Bài 3: Dùng cho trường hợp kinh kỳ chậm, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng,thong kinh… do người bị ngưng trệ khí huyết trước hoặc trong khi kinh kỳ bị ngấm nước mưa, cảm lạnh. Gừng tươi 15g, quế chi 10g, ngải cứu 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.Hoặc gạo tẻ 100g hương phụ 3g, trứng gà 1 quả. Cách chế biến như sau: Hương phụ và trứng gà cho vào nồi nấu chín. Gạo vo sạch nấu cháo rồi cho nước hương phụ, đường vào; trứng gà bóc vỏ, ăn cùng một lúc. Ngày ăn 2 lần lúc nóng.



Bài 4: Thịt lợn nạc 150g, rễ rau kim châm 15g, đương quy 15g, tất cả rửa sạch, cho nướtc vừa đủ hầm chín. Ăn cách ngày, ăn 5 lần.

Ngoài chế độ ăn uống thì các chị em cần có những chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý để có 1 sức khỏe tốt.

Các nguyên nhân gây khó có con ở phụ nữ

Làm mẹ là 1 trong những thiên chức của người phụ nữ, người vợ và trong cuộc sống gia đình thì tiếng nói cười của trẻ thơ không thể thiếu được. Tuy nhiên không phải là ai cũng được nhận thiên chức đó. Do nhiều nguyên nhân tác động vào mà hiện nay tình trạng khó có con ở phụ nữ cũng khá cao. Chính vì thế chúng ta nên tìm hiểu những nguyên nhân gây khó khăn này.


Rối loạn phóng noãn
Đây là bệnh lý rất thường gặp. Nguyên nhân do chu kỳ buồng trứng phức tạp đến mức một thay đổi nhỏ cũng có thể làm phá vỡ chu kỳ và cản trở quá trình phóng noãn. Trong hầu hết trường hợp chậm có con do rối loạn phóng noãn, nguyên nhân chủ yếu là mất cân bằng nội tiết tố, tức cơ thể sản xuất nội tiết tố không đủ hoặc không đúng lúc. Việc tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn.


Bất thường ống dẫn trứng
Tổn thương ống dẫn trứng có thể ngăn cản tinh trùng tiếp cận với noãn. Các nguyên nhân thường thấy là do viêm ống dẫn trứng, trước đó thai phụ từng bị có thai ngoài tử cung, sẹo hình thành sau khi phẫu thuật ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ sự phát triển bất thường của các tế bào nội mạc tử cung.

Chứng lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp tế bào bên trong bề mặt tử cung, lớp này thường bong ra khi hành kinh và hình thành trở lại khi sạch kinh. Khi có thai, lớp này như chiếc đệm  lót cho thai nhi nằm ở đó. lac noi mac tu cung là tình trạng các tế bào nội mạc bình thường lót bên trong buồng tử cung lại phát triển tại các khu vực ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc thậm chí là bàng quang, ruột và gây ảnh hưởng đến các cơ quan này. Hiện chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến chứng lạc nội mạc tử cung, chỉ biết rằng bệnh này khiến phụ nữ khó thụ thai.


Thay đổi ở tử cung hoặc cổ tử cung
Tinh trùng có thể không gặp được noãn nếu người phụ nữ có sẹo ống dẫn trứng sau phẫu thuật, hoặc viêm nhiễm hoặc khối tắc nghẽn làm hẹp cổ tử cung. Ngoài ra, một nhân xơ tử cung (khối u lành tính trong tử cung) cũng có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc gây sẩy thai liên tiếp dẫn đến trường hợp chua vo sinh

Dị tật cơ quan sinh sản
Trong một số ít trường hợp, vô sinh xảy ra do bất thường bẩm sinh cơ quan sinh sản, thường thấy là dị dạng hoặc bất thường về kích thước tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo hoặc nhiều bất thường kết hợp với nhau, dau bung kinh Những bất thường này không khó nhận biết nếu đến thăm khám tại khoa phụ sản.

Hội chứng buồng trứng đa nang
Bệnh do bên trong buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Trong hầu hết trường hợp, những người mắc hội chứng này thường có nồng độ nội tiết nam khá cao, đồng thời cũng bị rối loạn phóng noãn.


Chứng rối loạn hệ thống miễn dịch
Dù khá hiếm nhưng trong một số trường hợp, tự bản thân cơ thể có thể tấn công noãn hoặc tinh trùng như thể chúng là kẻ ngoại lai xâm nhập. Điều này khiến người mắc bệnh không thể có thai.


Theo bác sĩ , để xác định các cản trở nêu trên, khi thấy chậm thụ thai, chị em nên mạnh dạn đến đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản, trung tâm hỗ trợ sinh sản để được thăm khám chẩn đoán và tư vấn các điều trị.
(sưu tầm)

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Thực đơn tăng cường sinh lý dành cho phái đẹp

Ở mọi lứa tuổi thì đều có nhu cầu tăng cường về sức khỏe, cải thiện về mọi mặt. Bên cạnh những món ăn tăng cường sinh lý cho nam giới thì cũng có những món ăn giúp cho nữ giới. Cũng như một nguyên tố không nhỏ trong phương pháp chua vo sinh


1. Tôm càng xào lá hẹ: 

Tôm càng 250 g, lá hẹ 100 g, cắt khúc để riêng. Trước tiên dùng dầu thực vật xào tôm càng, nêm đủ gia vị, rượu vàng (loại rượu được chế biến từ các nguyên liệu gồm gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng. Tất cả được nấu chín rồi giở ra cho bay hơi, giảm nóng, khi còn ấm trộn lẫn cả 3 thứ vào cùng, rắc men rượu vừa đủ, ủ rồi cất thành rượu có màu vàng. Rượu vàng có màu vàng và độ cồn thấp, tác dụng làm thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da), xì dầu, giấm, gừng thái chỉ…, sau đó cho lá hẹ vào xào chín tái là được.

2. Tôm nấu đậu phụ: 
Tôm 15 g, đậu phụ 70 g, cho thêm ít hành, gừng, muối vào nấu cùng cũng giảm được triệu chứng dau bung kinh

3. Cháo keo sừng hươu: 

Keo sừng hươu 15 - 20 g, gạo tẻ 100 g, gừng tươi 3 lát. Gạo nấu thành cháo loãng, đến khi sôi cho keo sừng hươu và gừng vào nấu sôi thêm chút nữa là mang ra ăn.

4. Gà sống hấp: 
Gà sống 1 con làm sạch bỏ ruột, cho vào nồi xào chín với dầu ăn và ít muối. Sau đó cho vô bát to, bỏ vào 500 g rượu nếp, hấp cách thủy ăn thường xuyên.

5. Canh bồ câu, kỷ tử:

 Bồ câu 1 con, làm sạch bỏ ruột, cho vào trong bát cùng 30 g cẩu kỷ tử và nước vừa đủ, hầm cách thủy chín nhừ, ăn thịt, uống nước canh.

6. Thịt cừu trộn ngũ vị: 
Thịt cừu lọc bỏ màng mỡ, hấp chín thái miếng, cho gừng, tỏi, hành, xì dầu, hồi hương, bột ngũ vị hương vào rồi trộn ăn.

7. Canh bầu dục cừu, thung dung, cẩu kỷ tử: 
Bầu dục cừu 1 cặp, lọc bỏ màng gân, cho nhục thung dung 15 g tẩm rượu thái miếng, cẩu kỷ tử 15g. Tất cả nấu thành canh, nêm hành, muối, gừng tươi…

8. Dạ dày heo hầm với ý dĩ, đẳng sâm: 
Dạ dày heo 1 cái; ý dĩ, đẳng sâm 15 g; táo đỏ 30 g; gừng, xì dầu, dầu ăn, nước đủ dùng. Dạ dày heo rửa sạch thái miếng; các vị thuốc trên cho vào túi vải rồi buộc chặt. Cho túi thuốc vào nồi, đổ nước đun trong vòng 30 phút, sau đó cho dạ dày, gừng vào đun thêm 1 giờ nữa, nêm gia vị là dùng được. Ăn liên tục 10 ngày, ăn cả cái và nước. Món ăn này thích hợp với phụ nữ ngại quan hệ tình dục, kém ăn, khí hư nhiều, thong kinh


9. Canh rau chân vịt:
 Rau chân vịt vừa đủ bữa canh, bột tôm, nấu 2 thứ thành canh ăn thường xuyên. Đây là thực phẩm giàu ma-giê, có tác dụng làm giãn các mạch máu và tăng tuần hoàn máu, bao gồm cả lượng máu tới khu vực sinh dục dẫn tới kích thích ham muốn.

Ngoài chế độ ăn uống thì các chị em phụ nữ vẫn cần phải có những chế độ tập luyện thể dục thể thao điều đặn để có 1 sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái. 

Tìm hiểu tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh và tiền mãn kinh trong còn xa lạ trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Triệu chứng này xảy ra ở cả nam lần nữ, nhưng thường thì xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Vì ở nam giới rất khó xác định được thời điểm của triệu chứng như thế nào. Hiện nay các nhà khoa học cũng đang tìm ra được những biểu hiện cụ thể của những triệu chứng này.

Mãn kinh là sự chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt và buồng trứng ngưng rụng trứng vĩnh viễn ở phụ nữ trong độ tuổi 45-55 tuổi trở lên.Khi đó có sự thiếu hụt hormones Estrogen trầm trọng trong cơ thể của người phụ nữ.

Tiền Mãn kinh là khoảng thời gian từ 2-5 năm trước khi vào giai đọan mãn kinh, biểu hiện của nó là rối lọan kinh nguyệt và tâm sinh lý.Khi đó có sự thiếu hụt hormones Progesterone trong cơ thể của người phụ nữ.



Các triệu chứng
1. Bốc hỏa:  Đỏ phừng mặt từng cơn kèm toát mồ hôi,ớn lạnh….

Thay đổi tính khí thất thường: thường có khuynh hướng giận dữ hay lo âu hoặc mất ngủ…..

2. Giảm ham muốn tình dục “Tắt lửa tình” ở tuổi 40

-Không đạt được khoái cảm khi quan hệ thậm chí “lãnh cảm” trong chuyện “vợ chồng”

-Đau rát âm đạo trong lúc quan hệ do giảm lượng chất nhờn và niêm mạc âm hộ dần dần bị teo lại…

-Mất đi cảm giác êm ái trong “chuyện ấy” và dễ dàng đưa đến chuyện không hay trong hạnh phúc gia đình.


3.  Rối lọan kinh nguyệt

-Chu kỳ kinh thưa hay rong kinh hay bị cường kinh, dau bung kinh, thong kinh  ..

-Kèm theo là đau trằn bụng dưới, đau vú…(các triệu chứng này trước đây không có..)

4. Thay đổi sắc tố da
da dần sậm đi và mất dần độ căng mịn, xuất hiện dần các “vết chân chim”,tính đàn hồi của da giảm dần…

 Các Triệu chứng khác:

-Loãng xương

-Gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành

-Nhiễm trùng tiểu dai dẳng tái đi tái lại, chua vo sinh…..


Có thể điều trị như thế nào?

Việc điều trị các vấn đề xảy ra trong giai đoạn mãn kinh là điều trị nguyên nhân giảm nồng độ estrogen, điều này có thể khắc phục bằng cách bù lại lượng estrogen thiếu hụt, và có thể giúp giảm các triệu chứng xảy ra cùng một lúc, và có thể phòng ngừa loãng xương và các bệnh lý tim mạch. Lựa chọn thuốc có estrogen điều trị thay thế: estrogen tổng hợp

Có thể có những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:

- Đau nữa đầu

- Buồn nôn

- Đau ngực

- Thay đổi tâm lý

- Gia tăng nguy cơ ung thư màng trong tử cung

- Bệnh lý túi mật

Giải pháp tự nhiên có thể cho hiệu quả cao nhưng ít tác dụng phụ:

- Một số dược liệu phổ biến là nguồn cung cấp estrogen thực vật như là Black cohosh (rễ rắn đen), Dong Quai, Red clover (cỏ ba lá đỏ).
Dược liệu sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại cho thấy chúng có hiệu quả trong việc làm giảm bớt cơn bốc hoả, và một số triệu chứng mãn kinh khác và có thể cung cấp hổ trợ sức khoẻ tim mạch.


- Tập luyện thể dục thường xuyên được khuyên để làm giảm các nguy cơ loãng xương.

- Duy trì sức khoẻ, và cân bằng chế độ dinh dưỡng ít béo với:

+ Đầy đủ canxi

+ Tránh những thực phẩm có hàm lượng đạm cao (thịt bò, hạt ngũ cốc)

+ Tránh sữ dụng quá nhiều rượu và caffeine

- Tăng sử dụng những thực phẩm chứa đậu nành: Sữa đậu nành, tàu hủ… có nồng độ estrogen thực vật cao đuợc gọi là Isoflavones hoạt động giống estrogen nhưng yếu hơn.
Isoflavones có thể kết hợp với receptor của estrogen trên bề mặt tế bào và phòng ngừa sự sữ dụng estrogen dư thừa trong quá trình sữ dụng các sản phẩm tương tự estrogen.