Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Lạc nội mạc tử cung chữa bằng thuốc Nam?

Em năm nay 32 tuổi, lấy chồng được 4 năm chưa có con, bị lac noi mac tu cung đã mổ 2 lần, vậy em có thể điều trị hết bệnh bằng thuốc Nam được không? Rất mong có sự phản hồi.
Nguyễn Ngọc (bichngoc2014@yahoo.com)

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo khi sạch kinh. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể “chạy” tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là “lạc”.  Tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh: thong kinh , cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Đến chu kỳ sau lại thế. Nếu được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung thì bạn ít khả năng có thai. Các bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh. Có thể mổ nội soi bằng laser nhằm đốt những mảnh “lạc”. Nếu phụ nữ đã lớn tuổi mới bị lạc nội mạc tử cung thì khi mãn kinh khối lạc nội mạc sẽ teo đi. Bạn nên tuân thủ khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản phụ. Hiện nay, thuốc Đông y và thuốc Nam chỉ điều trị triệu chứng (tức giảm đau) chứ không chua vo sinh do nguyên nhân lạc nội mạc.
(theo suckhoedoisong.vn)

Cách "sử dụng chuẩn" băng vệ sinh

Mỗi khi đến thời kỳ kinh nguyệt thì các chị em phụ nữ lại trải qua những cảm giác mệt mỏi, tâm trạng không thoải mái, những cơn dau bung kinh ập đến...gây ảnh hưởng không ít nhiều đến đời sống cũng như tâm lý. "Người bạn" luôn đồng hành cũng với các chị em đó là băng vệ sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng có những kiến thức đầy đủ về băng vệ sinh cũng như tác dụng của nó. Vậy nên hình ảnh sau đây sẽ cho các chị em những cái nhìn đầy đủ nhất về "người bạn" này để phòng tránh các bệnh phụ khoa, lac noi mac tu cung, kinh nguyet khong deu...

(sưu tầm)

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Kinh nguyệt không đều từ nạo, phá thai.

Chào bác sĩ.
Em năm nay 21 tuổi, trước đây kinh nguyệt của em rất đều kể cả khi quan hệ tình dục nhiều, nhưng cách đây 4 tháng em phải phá thai do mang thai ngoài ý muốn. Từ khi phá thai xong kinh nguyệt của em trở  nên không đều và thậm chí còn có tháng mất kinh, vậy em xin hỏi bác sĩ chứng kinh nguyệt không đều sau khi phá thai của em có nguy hiểm không, em đang rất lo lắng về điều này vì em nghe nói kinh nguyet khong deu mà kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này, em lại đang chuẩn bị lấy chồng và có ý định sinh con luôn. Em xin hỏi thêm là tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài có làm cho e dễ mắc các bệnh phụ khoa khác không, hay nó có ảnh hưởng đến sức khỏe chung của em không?

Chào bạn,
Theo các bác sĩ của Phòng khám, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Một số chứng viêm phụ khoa kéo dài, gây mất cân bằng môi trường âm đạo, cũng ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và gây ngứa âm đạo.

Nạo, hút thai là phương pháp phá thai ngoại khoa (sử dụng dụng cụ y tế để nạo, hút thai), sau khi thực hiện có thể gây ra những tổn thương đến nội mạc tử cung( lac noi mac tu cung). Việc nạo, hút thai cũng giống như việc cạo đi một lớp dưới đáy. Như vậy sẽ dẫn đến việc chất kết dính trong nội mạc tử cung bị ảnh hưởng từ đó có thể chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Hiện tại đã sau 4 tháng bạn vẫn không có kinh nguyệt trở lại thì cần phải quay trở lại phòng khám để kiểm tra. Bởi sau khi phá thai an toàn, thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4 – 8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo lại và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để tạo ra kinh nguyệt nếu trứng không gặp được tình trùng và thụ tinh.Nếu tình trạng mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều sau khi phá thai kéo dài có thể do lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương trong quá trình nạo hút, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung, có thể dẫn đến vô sinh và phải chua vo sinh . Ngoài ra hiện tượng kinh nguyệt không đều sau khi phá thai cũng có thể do cơ thể phụ nữ chịu nhiều tác động gây chấn thương tâm lý, dẫn đến thay đổi nội tiết tố làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Để biết chính xác nguyên nhân sau nạo, hút thai 10 tuần vẫn chưa hành kinh bạn nên đi khám phụ khoa để xác định rõ tình trạng của mình để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Chúc bạn sức khỏe
(sưu tầm)

Phương pháp phòng bệnh phụ khoa

Hiện nay các chị em phụ nữ dường như vẫn chưa được trang bị những kiến thức đầy đủ cũng như chi tiết về bệnh phụ khoa hay là những bệnh lý liên quan.Đó là hiện tượng của kinh nguyet khong deu, lac noi mac tu cung,...nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống của các chị em. Hình ảnh sau đây sẽ giúp cho các chị em phụ nữ cũng như các bạn gái có những kiến thức về cách phòng tránh bệnh phụ khoa.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Các tư thế ngủ cho thời kỳ kinh nguyệt

Mệt mỏi, đau lưng, cáu gắt... là các hiện tượng phổ biến trong những ngày "đèn đỏ". Mọi hoạt động sinh hoạt cũng từ đó mà bị ảnh hưởng không ít nhiều nhất là thời gian ngủ. Có nhiều lý do khiến cho giấc ngủ không được " ngon lành", bởi vậy cần có những tư thế ngủ "đặc biệt" cho những ngày trong thời kỳ kinh nguyệt.


Nằm nghiêng, co người

Đây là tư thế được cho là có tác dụng giảm đau bụng do “đèn đỏ” hiệu quả nhất. Nguyên nhân là vì nằm như vậy sẽ giúp cơ thể có thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, giúp giảm dau bung kinh một cách hiệu quả.

Lời khuyên cho chúng ta là nên nằm co người và nghiêng về bên phải. Cách này sẽ giúp các bạn cảm thấy dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, có giấc ngủ sâu hơn và tránh ác mộng. Chúng mình cũng có thể kết hợp với các biện pháp giảm đau như chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết (trong trường hợp đau dữ dội) tránh tình trạng lạm dụng thuốc dẫn đến tình trạng vô sinh và phải chua vo sinh

Nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối

Nằm ngửa cũng là tư thế ngủ mang lại sự thoải mái, dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt. Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do “đèn đỏ”. Một mẹo nhỏ cho chúng ta là đặt một chiếc gối dưới đầu gối để tạo sự thoải mái, giúp cho phần cột sống bớt nhức mỏi và hạn chế các cơn đau. Các bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn hoặc một túi nước ấm lên bụng để chườm, giúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.


Lưu ý khi nằm ngủ trong kỳ “đèn đỏ”
 - Chúng ta cần tuyệt đối tránh nằm sấp khi ngủ trong thời gian “đèn đỏ”. Tư thế ngủ này đặc biệt có hại do các cơ quan nội tạng bị nén xuống, làm ảnh hưởng đến ngực, bàng quang, tử cung… Đặc biệt, trong những kỳ kinh nguyệt, cách nằm ngủ như vậy sẽ khiến cho các dây chằng ở ngực bị đè nén, gây áp lực tới tử cung, cản trở quá trình lưu thông máu, vì thế sẽ khiến cho tình trạng đau bụng thong kinh dữ dội hơn.
 - Để có được giấc ngủ ngon và thoải mái nhất có thể, các bạn nên thay đổi tư thế (nằm nghiêng sang nằm ngửa và ngược lại) để tránh tình trạng nhức mỏi, tránh nằm nguyên một tư thế vì như vậy rất dễ gây mệt mỏi, khó chịu.
 - Chúng ta nên chọn đồ ngủ thật rộng rãi, thoải mái để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

(sưu tầm)

Các dấu hiệu trước ngày "đèn đỏ"

"Đèn đỏ" là thời kỳ khiến cho tâm lý của các chị em phụ nữ không được thoải mái và gây ảnh hương không ít nhiều đến chất lượng công việc học tập. Đó là những cơn dau bung kinh, thong kinh hay đó còn là những vấn đề mà khiến cho chị em phụ nữ không khỏi suy ngĩ : kinh nguyet khong deu, .... Với hình ảnh sau đây, các chị em phụ nữ có cái nhìn bao quát hơn hay là những kiến thức trang bị cho những ngày gần "đèn đỏ"



Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Tác dụng của mộc nhĩ đen với kinh nguyệt không đều

Theo Y học cổ truyền, mộc nhĩ đen vị ngọt, tính bình, có công dụng lương huyết, chỉ huyết, ích khí dưỡng huyết, nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho những người mắc các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu…), táo bón, viêm dạ dày mạn tính thể vị âm bất túc, ho do phế táo, thiếu máu, thong kinh…Mộc nhĩ đen là một trong những thực phẩm hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày. Mộc nhĩ đen (còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga…) là một loại nấm mọc trên những cây, cành gỗ mục, có hình dạng trông giống như tai người, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn, màu nâu sẫm.

Mộc nhĩ có chứa nhiều protit, chất khoáng và vitamin. Trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protit; 0,2g lipit; 65,5g glucit; 201mg canxi; 185mg photpho; 185mg sắt; 0,03mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin B3. Mộc nhĩ rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng sắt rất cao, vượt xa cả các loại thực phẩm vốn chứa nhiều sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn…

Trong thực tế, nhiều người chỉ dùng mộc nhĩ như một thứ nguyên liệu phụ trong quá trình chế biến các món ăn, nhưng trong Y học cổ truyền, mộc nhĩ được dùng dưới nhiều dạng khác nhau như xào nấu, sấy khô, tán bột uống hoặc bôi đắp… nhằm mục đích cung cấp chất dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật.

Tác dụng của mộc nhĩ:
Phòng chống các chứng xuất huyết: Mộc nhĩ 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày.



Chữa ho lâu ngày, kinh nguyet khong deu, cơ thể suy nhược, thổ huyết,  tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; Đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.

Trị chứng đi tiểu nhiều lần: Mộc nhĩ 30g, dạ dày lợn 1 cái. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; dạ dày lợn làm sạch; hai thứ đem nấu chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Phòng bệnh tăng huyết áp: Mộc nhĩ 5g, đậu phụ 200g, hai thứ nấu thành canh ăn thường xuyên hoặc mộc nhĩ 6g nấu với đường phèn lấy nước uống trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, mỗi ngày ăn thường xuyên từ 10 - 20g mộc nhĩ đen có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón.